Trang chủTin tứcGiải pháp chống thấm ngược từ sàn lên tường

Giải pháp chống thấm ngược từ sàn lên tường

18 / 04 / 2016 admin

Sau một thời gian thi công, kể cả đối với các công trình có móng bê tông cách ẩm, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, công trình dễ xảy ra hiện tượng thấm ngược từ nền lên tường. Việc này lâu dài có thể gây các hậu quả nghiêm trọng. Ảnh hưởng chất lượng công trình.

giaiphapchongtham

Chống thấm ngược là một giải pháp thi công chống thấm ngược hướng với nguồn gây thấm. Hiện tượng ẩm thấm ngược vào nhà với thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của ngôi nhà. Dẫn tới hiện tượng thấm mốc từ chân tường lên, làm mất thẩm mĩ cho ngôi nhà. Ảnh hưởng đến cả yếu tố phong thủy, chất lượng không khí, công năng sử dụng của ngôi nhà.

Nhất là vào những ngày mưa chân tường bị nước thấm ngược lên cao, gây hiện tượngthấm tường, vôi, sơn bị bong tróc. Để khắc phục hiện tượng này, ta phải áp dụng phương pháp chống thấm ngược. Dưới đây là một giải pháp cơ bản nhất của các nhà thi công đã áp dụng qua kinh nghiệm thực tế khắc phục sửa chữa các ngôi nhà.

Nguyên nhân gây thấm từ sàn lên tường

Hiện tượng thấm chân tường chủ yếu gây ra bởi các trường hợp sau:

+ Nhà cũ xây tường chịu lực không có móng bê tông cách ẩm;

+ Có móng nhưng tôn nền cao hơn giằng móng bê tông cách ẩm;

+ Tường tiếp giáp với tường nhà hàng xóm;

+ Những ngôi nhà ở các vị trí thấp trũng, giáp biển, ao hồ. Nước, hơi ẩm từ đất nền mao dẫn lên theo những mạch vữa xây và gạch xây thông qua một hệ mà gọi là “mao dẫn”. Hiện tượng này tương tự như dầu thấm qua bấc lên trên cao.  Lượng nước này âm ỉ thường xuyên sau đó lan dần lên cao, giống với hiện tượng bấc thấm đèn dầu. Chiều cao mà hơi ẩm có thể dâng cao phụ thuộc vào độ rỗng của gạch và vữa, mức độ bay hơi, độ ẩm, nhất là ở Việt Nam vào mùa xuân trời nồm ẩm và mùa hè mưa nhiều.

giaiphapchongtham1

Quy trình chống thấm ngược từ sàn lên tường

Bước 1: Đục 2 hàng gạch sát dưới sàn nhà ra, chạy dọc vị trí chân tường bị thấm.

Bước 2: Cán phẳng vữa vị trí gạch đục ra sát với sàn, chạy dọc vị trí chân tường bị thấm.

Bước 3: Có thể sử dụng 2 phương án.

Phương án 1: Dùng keo vữa (ví dự Sikaproof Membrane) quét 3 lớp lên mặt cán phẳng, sau đó quét 1 lớp Sika Latex đè lên trên lớp Sikaproof Membrane.

Phương án 2: Dùng tấm màng khò Bitum cắt đúng bằng vị trí ngang hàng gạch chạy dọc vị trí hàng gạch đã được cán phẳng, sau đó khò cho chảy xuống vị trí đó.

Bước 4: Cán lớp vữa 2 cm lên trên sikaproof membrane (hoặc màng khò Bitum) để bảo vệ màng chống thấm, dùng vữa mác 75, trộn tỷ lệ nước và sika latex 50 + 50  trộn vào lớp vữa.

Bước 5: Khi lớp vữa 2 cm đông cứng, xây hàng gạch chèn lên vị trí gạch đục ra cho kín.

Bước 6: Sau đó trát, sơn lại bức tường tại vị trí xây.

Hãy lưu ý là khi xuất hiện hiện tượng thấm ngược, chũng ta cần khảo sát kỹ để đánh giá hiện trạng và có giải pháp xử lý ngay. Càng để lâu càng ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của công trình.