Những câu chuyện của người đồng giới

bởi admin Theo | 16:33 PM | 15/05/2016
Thấy hay thì click

Là một phần của chuỗi triển lãm MỞ – BẰNG – YÊU đang diễn ra tại Hà Nội (28/12/2012 đến 12/1/2013), “BẰNG” là 9 câu chuyện về những gì đang diễn ra ở khắp mọi nơi trong mối liên hệ giữa người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) và xã hội, hay nói đơn giản hơn, giữa người với người.

Những mâu thuẫn trong từng câu chuyện tạo nên một dấu bằng lớn giữa hiện thực và mong ước về sự bình đẳng mà mọi người đều hướng tới. Mọi màu sắc đều BẰNG nhau, mọi con người đều BẰNG nhau, mọi tình yêu đều BẰNG nhau.

“BẰNG” trong tình yêu: Chúng tôi chúc mừng các bạn đám cưới. Và các bạn ngăn cản chúng tôi kết hôn.

nhung-cau-chuyen-cua-nguoi-dong-gioi-1

Đó là thông điệp có tên gọi “BẰNG” trong tình yêu. Bức ảnh nói lên quyền được chung sống hợp pháp với người mình yêu của người LGBT. Mọi người sinh ra và đều có quyền mưu cầu hạnh phúc. Ở đâu có tình yêu, ở đó có một gia đình.

Dù bạn là ai, bạn cũng có quyền được ở bên người mình yêu thương. Yêu là quyền mà tất cả mọi người phải có. Bảo vệ tình yêu là trách nhiệm mà mỗi người phải làm. Đừng trừng phạt tình yêu, hãy trừng phạt bạo lực, định kiến và sự kì thị.

“BẰNG” trong gia đình: Sự yêu thương sẽ định nghĩa gia đình.

Bức ảnh này nói lên quyền tự do về thân thể, không bị bạo hành dưới mọi hình thức.

Bức ảnh này nói lên quyền tự do về thân thể, không bị bạo hành dưới mọi hình thức.

Nhiều người LGBT phải đối mặt với bạo lực thể chất và tinh thần dưới nhiều hình thức như cách ly, đánh đập, chửi mắng, quản thúc đi lại, kiểm soát kinh tế, cưỡng bức điều trị tâm thần bởi chính những người thân trong gia đình của mình. Gia đình bỗng chốc trở thành “tổ lạnh”.

Tất cả những điều này có gốc rễ từ những hiểu biết sai lệch về LGBT. Phụ huynh và người thân cần được hỗ trợ thông tin đúng đắn để gia đình thực sự là “tổ ấm” để chia sẻ và yêu thương nhau.

“BẰNG” trong gia đình: Cây kéo và chiếc lược.

nhung-cau-chuyen-cua-nguoi-dong-gioi-3

Một người chuyển giới từ nam sang nữ từng khóc ngất khi bị cha mình cắt đi mái tóc: “Ba giết con đi chứ đừng làm như vậy!”. Với người cha đó là sự “lệch chuẩn” về thể hiện giới, với người con đó là khát khao được sống là chính mình. Chỉ khi xã hội bao dung, tôn trọng sự đa dạng thì cả cha và con mới được giải thoát và sống hạnh phúc là chính mình.

Với người chuyển giới, được sống và thể hiện theo đúng giới tính mà mình mong muốn là khát vọng tột bậc thậm chí là sự hy sinh để thực hiện khát vọng đó. Bức ảnh là sự thể hiện quyền được sống đúng với bản dạng giới của mình.

“BẰNG” trong nhà trường: Đơn sắc hay Đa sắc.

Quyền được học tập trong môi trường giáo dục không kỳ thị, tôn trọng sự phát triển cá nhân.

Quyền được học tập trong môi trường giáo dục không kỳ thị, tôn trọng sự phát triển cá nhân.

Quyền được học tập trong môi trường giáo dục không kỳ thị, tôn trọng sự phát triển cá nhân.

Nhiều kiến thức sai và định kiến về LGBT vẫn tồn tại trong môi trường học đường. Nhiều người LGBT bị kỳ thị từ chính thầy cô và bạn bè phải bỏ học, đóng lại ước mơ của mình.

Học sinh đến trường để học yêu thương và bình đẳng. Thầy cô giáo đến trường để dạy cho học sinh biết tôn trọng sự đa dạng của cuộc sống. Nhà trường là nơi mỗi cá nhân cần được khuyến khích phát triển bản thân và thể hiện. Tài năng có ở mọi nơi, nhưng điều kiện cho tài năng phát triển thì chỉ có những người biết tôn trọng sự công bằng mới tạo ra được.

“Bằng” trong xã hội: Bạn chọn bên nào?

Đã là con người, bất cứ ai họ cũng có quyền được có cuộc sống an toàn và không kỳ thị.

Đã là con người, bất cứ ai họ cũng có quyền được có cuộc sống an toàn và không kỳ thị.

Thái độ kì thị hay ủng hộ của xã hội đều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của những người LGBT. Một lời nói vô tình của bạn đôi khi là vết dao cứa vào tim một ai đó gần gũi xung quanh.

Hãy thông hiểu và ủng hộ người LGBT trong hành trình chống lại sự kì thị. Họ chính là con em, họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp của bạn. Khi bạn ủng hộ người đồng tính, song tính và chuyển giới, một ai đó là người thân của bạn sẽ mỉm cười.

Điều đúng cần được lên tiếng!

“BẰNG” trong hôn nhân: Hết giờ diễn.

Quyền được sống đúng với xu hướng tính dục của mình.

Quyền được sống đúng với xu hướng tính dục của mình.

Nhiều người đồng tính vì áp lực của gia đình, xã hội hay do tự kì thị mà phải lựa chọn cuộc sống hai mặt, dùng hôn nhân giả tạo với người khác giới để làm bình phong cho mình. Người bị lên án thường là những người đồng tính, trong khi chính họ cũng là nạn nhân của sự kì thị xã hội.

Ai cũng có tình yêu. Người đồng tính hay người dị tính đều muốn được sống với người mình yêu. Ai sinh ra cũng có một khuôn mặt, bạn không cần đeo thêm một khuôn mặt nào khác nữa.

“BẰNG” trong công sở: Công việc của chúng ta. Tình yêu của bạn:

nhung-cau-chuyen-cua-nguoi-dong-gioi-7

Hầu hết người chuyển giới rất khó có được công việc do phải bỏ học sớm vì bị kì thị ở nhà trường và trong gia đình. Họ buộc phải làm một số công việc vốn bị xã hội xem thường thậm chí coi là tệ nạn xã hội.

Người đồng tính phải che giấu bản thân vì những rào cản vô hình do định kiến và kỳ thị trong môi trường làm việc tạo ra. Một nhóm làm việc cởi mở, bình đẳng sẽ giúp mỗi con người phát huy hết năng lực trong công việc và đóng góp hữu ích cho cơ quan và xã hội.

“BẰNG” trong truyền thông: Bộ áo chật.

Bức ảnh nói lên quyền được báo chí, truyền thông phản ánh chân thực, khách quan.

Bức ảnh nói lên quyền được báo chí, truyền thông phản ánh chân thực, khách quan.

Hình ảnh về người đồng tính, song tính và chuyển giới thường được dựng lên như những kẻ lập dị, gắn liền với tệ nạn xã hội, hoặc có thái độ thương hại, hạ thấp giá trị con người.

Truyền thông còn đưa nhiều kiến thức khoa học sai lệch, chưa cập nhật làm ảnh hưởng đến nhận thức xã hội về LGBT. Nhiều tác phẩm giải trí xem LGBT là một yếu tố câu khách làm khắc sâu kỳ thị và định kiến với người LGBT.

Thực tế dù bạn là người dị tính, đồng tính hay song tính, nhân cách của bạn được quyết định bởi tài năng, trách nhiệm và cống hiến cho xã hội chứ không phải việc bạn yêu ai.

“BẰNG” trong cuộc sống: Có chỗ cho tất cả mọi người.

Đó là quyền được sống trong một xã hội cởi mở, tôn trọng sự đa dạng.

Đó là quyền được sống trong một xã hội cởi mở, tôn trọng sự đa dạng.

Người đồng tính, song tính, chuyển giới là một phần bình thường, tự nhiên và không thể tách rời của mọi xã hội, mọi nền văn hóa. Dù chối bỏ hay thừa nhận, phản đối hay ủng hộ, họ vẫn là hiện thực của loài người và hàng ngày vẫn đang sống, làm việc xung quanh chúng ta. Họ chính là gia đình, con cháu, anh chị em, bạn bè, người thân, hàng xóm, đồng nghiệp của tất cả chúng ta.

Người LGBT không đấu tranh để được khác biệt, họ đấu tranh để được là chính mình. Hãy là chính mình, vì bạn sẽ chẳng thể là ai khác.

KẾT NỐI TỚI HOT BOY XĂM TRỔ

BÌNH LUẬN

CÙNG CHUYÊN MỤC

CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM?