Mới cưới mà vợ bỏ về nhà ngoại và đòi ly hôn

bởi admin Theo Chàng & Nàng | 14:02 PM | 29/05/2016
Thấy hay thì click

Câu hỏi:

Em lấy vợ được 3 tháng. Em vẫn sống chung với bố mẹ. Sau khi lấy vợ em không vun đắp tình cảm gia đình, chơi game đến lúc vợ gọi đi ngủ, ít quan tâm đến vợ. Vợ em là người thẳng tính. Không hợp với mẹ chồng. Cô ấy không muốn hoà hợp với mẹ chồng và gia đình chồng.Và trong 1 lần xảy ra mâu thuẫn. Em đã tát cô ấy, nhưng Em đã xin lỗi với vợ rồi.

Mọi chuyện xảy ra được 20 ngày. Hôm đó cả nhà có đám cưới họ hàng. cô ấy trốn về nhà. Dọn hết đồ về nhà mẹ đẻ, nhà mẹ đẻ cách 2km. Về nhà mà mẹ đẻ ko nói gì. ủng hộ cho cô ấy về, trong lúc này cô ấy bị sảy thai nữa. Em lên đón cô ấy 2 lần mà không chịu về, nói không bao giờ về nữa. Nói là ở nhà em như cực hình. Em đã lên xin lỗi bố mẹ vợ về hành động của em rồi. Em biết sai của mình. Giờ cô ấy đòi ly hôn.

Khi về nhà mẹ, cô ấy nói về nhà chồng đủ điều. Bố mẹ em nghe được rất buồn, bố mẹ em muốn dạy con dâu vì cũng muốn tốt cho 2 chúng em. Giờ ly hôn, em tuyêt vọng lắm. Chúng em đến với nhau bằng tình yêu. Em không muốn hôn nhân mới 3 tháng mà đổ vỡ. Em giờ rât bế tắc. Em biết em là cầu nối giữa vợ và bố mẹ chồng không tốt.

Trả lời:

Chào bạn,

Chương trình hiểu rằng bạn đang cảm thấy bế tắc khi cuộc hôn nhân mới chớm nở đã có nguy cơ rạn vỡ do mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu và bạn không làm tốt vai trò cầu nối. Chương trình sẽ cùng bạn chia sẻ vấn đề này.

moi-cuoi-ma-vo-bo-ve-nha-ngoai-va-doi-ly-hon

Hot boy xăm trổ cảm thấy bạn đang gặp khủng hoảng trong giai đoạn đầu hôn nhân khi hai vợ chồng chưa có sự thấu hiểu, khủng hoảng mẹ chồng nàng dâu. Bạn biết đấy khi kết hôn, hai người phải sống một cuộc sống chung, việc dung hòa những bất đồng là điều rất quan trọng. Nếu vợ chồng không có tiếng nói chung, thường dễ xảy ra xung đột, rạn nứt, thậm chí là ly hôn.

Có thể sau cái tát như trời giáng trước mặt họ hàng,người thân khiến cô ấy xấu hổ, mất lòng tự trọng nên vợ bạn không thể chịu đựng bạn và gia đình chồng thêm được nữa và quyết định dọn đi về nhà ngoại. Cộng thêm cú sốc sảy thai càng khiến cô ấy đau lòng. Hiện tại chắc hẳn cô ấy vẫn chưa nguôi ngoai nỗi buồn cũng như cảm giác bị tổn thương vì thế bạn cần bình tĩnh nói chuyện, thuyết phục cô ấy quay về.

Có thể cô ấy chưa đồng ý thì bạn nên chờ thêm thời gian nữa, trong thời gian này bạn cũng thường xuyên thăm nom, chăm sóc cô ấy bởi một lần sảy thai cũng được coi là một lần sinh nở, sức khỏe phụ nữ sẽ bị giảm sút khá nhiều. Bạn đã thừa nhận lỗi lầm của mình trong việc quá nóng tính và có phần vô tâm với vợ với gia đình vợ, hãy chứng minh cho họ thấy bạn đang thay đổi tích cực hơn và nhờ gia đình bên ngoại tác động để thuyết phục khuyên nhủ cô ấy quay về với bạn.

Về phần bố mẹ bạn, đúng như bạn chia sẻ ông bà chỉ mong muốn dạy dỗ con cái và mong muốn những điều tốt nhất cho đôi vợ chồng trẻ. Tuy nhiên ở mỗi thế hệ có thể có những quan điểm khác nhau và cách nhìn nhận về một vấn đề cũng có sự khác biệt. Vì vậy việc tranh cãi, bắt ép là điều thường xuyên xảy ra nhưng ông bà cũng có thể cố gắng thay đổi trong cách giáo dục sao cho nhẹ nhàng và mang tính chất nhắc nhở, chỉ bảo chứ không nên mắng mỏ, tỏ thái độ khó chịu với con cái. Bạn có thể chia sẻ cùng bố mẹ về mong muốn của bạn xây dựng một gia đình êm ấm, hạnh phúc, thuận hòa. Mong muốn bố mẹ cũng cùng chung tay, bỏ qua những lỗi lầm của con trẻ, bỏ qua những định kiến của cá nhân để chấp nhận con dâu.

Bạn biết đấy trong cuộc sống vợ chồng không thể tránh khỏi những va chạm, bất đồng tuy nhiên các bạn cũng cần học cách thông cảm với những áp lực của “nửa kia”, chia sẻ với nhau công việc của gia đình, xây dựng những sở thích, niềm vui cho cả hai thay vì mỗi người chỉ nghĩ đến sở thích của mình… Nếu vợ chồng khác nhau về lối sống như chồng hay chơi game, vợ muốn chồng dành nhiều thời gian cho gia đình… thì hai người cần có sự điều chỉnh để xây dựng một lối sống gia đình phù hợp, sinh hoạt điều độ, cân bằng, dành thời gian cho nhau. Khi vợ chồng bất đồng quan điểm, nếu vấn đề không quá quan trọng thì cần bỏ qua cho nhau, lắng nghe quan điểm của người kia và nhìn nhận những điểm tích cực trong quan điểm ấy. Sự nhường nhịn, tha thứ cho nhau có thể giúp hai bạn gắn kết lại.

Ngoài ra bạn cũng cần xem xét vai trò của mình trong việc là cầu nối gắn kết vợ và bố mẹ bạn. Các nhà tâm lý học cho rằng phụ nữ có nhu cầu tâm sự rất lớn. Khi mẹ và vợ có mâu thuẫn, buồn bực họ tìm đến con trai – chồng để tâm sự, bạn nên cố gắng lắng nghe cả hai. Sự lắng nghe sẽ giúp bạn có đầy đủ thông tin hai chiều để phân tích và có cách giải quyết hợp tình, hợp lý. Khi mẹ tâm sự, hãy chìu lòng bà bởi thật ra bà cũng chỉ muốn bạn biết “dạy vợ” và phải chia sẻ tình cảm cho bà nhiều hơn cho vợ.

Hãy sử dụng những câu trả lời như “Con hiểu”,”Con nhớ rồi”,” Con sẽ xem lại và nói với vợ con”,”Mẹ an tâm” có thể xoa dịu tình hình và tránh tình trạng “há miệng mắc quai” bởi những lời hứa chiếu lệ. Còn với vợ, khi họ kể cho các bạn nghe những mâu thuẫn, không hẳn là họ muốn bạn phải bênh vực họ mà đôi khi chỉ để xả, để giải tỏa và tìm sự thông cảm, sẻ chia. Những lời an ủi, động viên của bạn sẽ khiến vợ cảm thấy đỡ buồn hơn rất nhiều. Bạn cũng nên nhớ chăm sóc vợ tốt cũng chính là gián tiếp chăm sóc tinh thần cho mẹ của mình. Tóm lại, tôn trọng và yêu thương là không thể thiếu để giúp bạn “hóa giải” mớ bòng bong mâu thuẫn.

Bạn có thể chủ động viết cho cô ấy một lá thư nói lên những nỗi buồn của bạn khi thấy vợ dọn đi như vậy, rằng bạn đã nhận ra những điều gì chưa đúng ở bản thân và mong cô ấy cũng nhìn nhận lại để cả hai có thể tha thứ và xây dựng lại. Khi viết ra điều này bạn cần sự bình tĩnh, sáng suốt và thực sự muốn cả hai cố gắng vun đắp hạnh phúc gia đình.

Chúc các bạn sớm tìm được tiếng nói chung trong đời sống vợ chồng!

 

 

KẾT NỐI TỚI HOT BOY XĂM TRỔ

BÌNH LUẬN

CÙNG CHUYÊN MỤC

CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM?